Báo cáo của NFSC cho thấy, tín dụng cả nước trong năm 2017 ước tăng khoảng 18,7-19,3%, tương đương với mức tăng 19% trong năm 2016.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2015 đến nay, cho vay tiêu dùng vẫn tiếp tục đà tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, nếu trong năm 2016, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng là 50,2% thì con số này sang năm 2017 là 65%. Theo đó, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ tăng từ 12,3% lên mức 18%.
Giống như những năm trước, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là tín dụng cho vay mua, sửa chữa nhà ở (chiếm 52,9%) và đạt mức tăng trưởng mạnh nhất với 76,5%. Cho vay mua phương tiện đi lại và trang thiết bị gia đình ước có mức tăng lần lượt là 35,2% và 6,5%.
Trong khi tỷ trọng các ngân hàng thương mại cổ phần và công ty tài chính có sự giảm nhẹ, thì thị phần tín dụng tiêu dùng của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tăng mạnh từ 39% lên 45,7%.
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cảnh báo, hiện tượng ngân hàng "đẩy" tín dụng tiêu dùng (gồm tín dụng bất động sản) sang công ty tài chính đang xảy ra. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn như Trung Quốc và Thái Lan trong năm 1997 đã bị đổ bể hàng loạt công ty tài chính, kể cả cho vay bất động sản lẫn cho vay tiêu dùng. TS. Lê Xuân Nghĩa nói: "Rất có thể sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng tiêu dùng trong tương lai".
Theo BĐS Thành Đông
Tin tức tiêu điểm :
Tin liên quan :
- Vẫn áp mức lãi suất 5% cho vay hỗ trợ nhà ở trong năm 2018 - Đăng bởi: admin , 03/01/2018
- Cổ phiếu BĐS – thị trường đầu tư đầy tiềm năng - Đăng bởi: admin , 03/01/2018
- Tín dụng bất động sản và xây dựng giảm về mức 15,5% - Đăng bởi: admin , 09/01/2018
- Siết tín dụng vào bất động sản, tiêu dùng - Đăng bởi: admin , 29/01/2018
- Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản? - Đăng bởi: admin , 05/03/2018
- Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng - Đăng bởi: admin , 12/03/2018